Quy định hàng hóa cấm gửi, gửi có điều kiện, hàng cấm gửi

eTrade.vn thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH công nghệ INNTEK (Sau đây viết tắt là “INNTEK”), là sàn thương mại điện tử trực tuyến kết nối người mua, người bán online.

Các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu được giao dịch trên website: Hàng điện tử, gia dụng; Máy tính, điện thoại, thiết bị văn phòng; Ô tô, xe máy, xe đạp; Thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe; Công nghiệp, xây dựng; Thiết bị nội thất, ngoại thất; Sách, văn phòng phẩm; Hoa, quà tặng, đồ chơi; Thực phẩm, đồ uống; Dịch vụ lưu trú và du lịch.

Mọi thành viên khi sử dụng Sàn thương mại điện tử eTrade.vn (Sau đây gọi tắt là “eTrade.vn”) giao dịch mua bán trực tuyến thì đồng nghĩa việc đã chấp thuận tuân theo quy chế, quy định do INNTEK ban hành.

I. QUY ĐỊNH VỀ HÀNG CẤM GỬI:

Theo quy định Nhà nước, các loại hàng hóa sau bị cấm gửi:
1. Thuốc phiện, các hợp chất từ thuốc phiện, các chất ma túy, các chất kích thích thần kinh.
2. Vũ khí, đạn dược, chất nổ, trang thiết bị quân sự.
3. Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại
trật tự công cộng. chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiêm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
5. Các loại vật phẩm, hàng hóa Nhà nước cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm xuất, nhập khẩu.
6. Sinh vật sống.
7. Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận theo thông báo của Liên minh Bưu chính thế giới.
8. Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền.
9. Thư trong bưu kiện (thư gửi kèm trong hàng hóa).
10. Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim...), các loại đá quý hay các sản phẩm khác chế tạo từ kim khí quý, đá quý (cấm gửi kể cả gửi trong bưu gửi khai giá).
11. Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi đi nhiều địa chỉ nhận khác nhau.
12. Vật phẩm, hàng hóa trong thư, ấn phẩm, học phẩm dùng cho người mù (NĐ 58/2011/NĐ-CP ngày 08/07/2011).

II. HÀNG GỬI CÓ ĐIỀU KIỆN

1. Bưu phẩm, bưu kiện chứa hàng hóa để kinh doanh phải có chứng từ thuế và các chứng từ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật.
2. Vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền.
3. Ong, tằm, đỉa, côn trùng, phục vụ nghiên cứu khoa học, vật phẩm, hàng hóa dễ hư, hỏng, chất lỏng, chất bột đóng gói phải bảo đảm để không hư hỏng, ô nhiễm bưu phẩm, bưu kiện khác.
4. Vật phẩm, hàng hóa gửi trong bưu phẩm, bưu kiện sử dụng dịch vụ máy bay phải tuân theo những quy đinh về an ninh hàng không.

III. HÀNG NGUY HIỂM CẤM GỬI QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 

1. Định nghĩa hàng hóa nguy hiểm: Hàng nguy hiểm là những chất hoặc các sản phẩm đó gây nguy hiểm cho người, tài sản hoặc môi trường, do hóa chất hoặc tính chất vật lý.
2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm: Hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 nhóm theo các loại nguy hiểm.

IV. NHỮNG HÀNG HÓA NGUY HIỂM TIỀM ẨN

1. Trang thiết bị, phụ tùng máy bay có thể bao gồn chất nổ, hóa chất tạo oxi, lốp máy bay, bình khí nén (oxi, carbon dioxide, nitơ hoặc dụng cụ đánh lửa), sơn, chất dính, bình phun, dụng cụ cứu sinh, cấp cứu, nhiên liệu còn trong trang thiết bị, pin ướt hoặc pin lithium, diêm.
2. Các loại xe có gắn động cơ, phụ tùng xe có thể có vật liệu từ tính, nhiên liệu, bộ chế hòa khí, bình chưa nhiên liệu, khí nén bên trong lốp xe, dụng cụ đánh lửa, nitơ, túi khí.
3. Dụng cụ hỗ trợ thở: Gồm bình chứa khí nén hoặc oxi, hóa chất tạo oxi, oxi hóa lỏng.
4. Dụng cụ cắm trại: Có thể bao gồm khí dễ cháy (butane, propane), chất lỏng dễ cháy như gas, chất rắn đễ cháy (diêm).
5. Hóa chất: Các loại hóa chất có thể có chi tiết giống như định nghĩa hàng nguy hiểm, chất rắn dễ cháy, chất lỏng dễ cháy, chất oxi hóa, hợp chất hưu cơ, chất độc, chất ăn mòn.
6. Nguyên liệu phục vụ sản xuất: Bộ phận của máy bay có thể có hóa chất tạo oxi trong dụng cụ phục vụ hành khách, bao gồm khí nén oxi, cacbondioxide, nitơ, bật lửa ga, bình xịt, dụng cụ cứu hỏa, chất lỏng dễ cháy như là nhiên liệu, sơn và keo, vật liệu ăn mòn như là pin. Các chi tiết khác như các loại pháo hiệu, dụng cụ cấp cứu, trang bị cưu hộ, diêm, vật liệu từ tính.
7. Chất khí hóa lỏng đông lạnh: Các loại khí hóa lỏng như: Argon, helium, neon, nitơ.
8. Dụng cụ nha khoa có thể chứa nhựa dễ cháy hoặc dung mô, khí nén hoặc khí hóa lỏng, thủy ngân và chất phóng xạ.
9. Mẫu bệnh xét nghiệm có thể có các chất gây bệnh truyền nhiễm
10. Thiết bị lặn bao gồm bình khí nén, áo phao, các loại đèn lặn có thể sinh nhiệt cao khi hoạt động trong không khí. Để đảm bảo an toàn bóng đèn hoặc pin cần phải tháo khỏi nguồn.
11. Thiết bị khoan và khai thác mỏ có thể chưa chất nổ hoặc các loại hàng nguy hiểm khác.
12. Khí khô có thể chưa nitơ lỏng.
13. Trang thiết bị điện tử có thể chứa vật từ tính hoặc thủy ngân trong hộp số, ống điện tử, đèn hình hoặc pin ướt.
14. Thiết bị thám hiểm có thể chưa chất nổ, chất lỏng dễ cháy, chất khí dễ cháy hoặc những hàng hóa nguy hiểm khác.
15. Đoàn làm phim hoặc trang thiết bị chiếu phim: Có thể có các dụng cụ gây nổ, các động cơ đốt trong, dụng cụ tạo hiệu ứng đặc biệt, pin ướt, nhiên liệu và các trang thiết bị sinh nhiệt.
16. Phôi đông lạnh có thể chứa khí hóa lỏng hoặc carbon dioxide, đá khô.
17. Rau quả đông lạnh có thể được đóng gói trong Carbon dioxide (CO2), đá khô.
18. Nhiên liệu bao gồm chất lỏng, chất rắn và chất khí dễ cháy.
19. Đồ điều khiển nhiên liệu có thể chưa chất lỏng dễ cháy.
20. Khinh khí cầu: Có thể chứa bình đựng chất khí dễ cháy, dụng cụ đánh lửa, động cơ đốt trong các loại.
21. Dụng cụ gia đình: Có thể chứa các loại đồ vật nguy hiểm, chất lỏng dễ cháy như dung môi có nguồn gốc từ sơn, keo dán, các loại bình xịt, chất ăn mòn, tẩy rửa, diêm.
22. Các loại dụng cụ như phong vũ biểu, áp kế, công tắc thủy ngân, ống tinh cất, nhiệt kế chứa thủy ngân.
23. Trang thiết bị phòng thí nghiệm: Có thể chứa các hàng hóa nguy hiểm như chất lỏng, rắn, khí dễ cháy, chất oxi hóa, hợp chất hữu cơ, chất độc hoặc các chất ăn mòn.
24. Các chi tiết máy có thể chứa dung môi, sơn, chất hòa tan, keo dán, pin khô và ướt, thủy ngân và các bình chứa khí nén hoặc khí hóa lỏng.
25. Nam châm và các chi tiết từ tính khác có thể tự hoặc kết hợp với nhau tạo thành vật từ tính.
26. Thiết bị y tế có thể gồm chất lỏng, rắn dễ cháy, chất oxi hóa, hợp chất hữu cơ, chất độc và chất ăn mòn.
27. Các vật liệu xây dựng bằng sắt có thể có sắt từ cần phải chất xếp đặc biệt bời vì khả năng gây ảnh hưởng đến bộ phận định hướng của máy bay.
28. Các loại thuốc có thể chưa chất phóng xạ, chất lỏng, rắn dễ cháy, chất oxi hóa, hợp chất hưu cơ, chất độc và chất ăn mòn.
29. Thiết bị ngành ảnh có thể chứa những thiết bị sinh nhiệt, chất lỏng, rắn dễ cháy, chất oxi hóa, hợp chất hữu cơ, chất độc và chất ăn mòn.
30. Trang thiết bị của đội đua xe có thể chứa nhiên liệu, bình chứa nhiên liệu hoặc nhiên liệu thừa, bình xịt dễ cháy, bình khí nén, nitơ, chất phụ gia nhiên liệu, hoặc pin ướt.
31. Thiết bị làm lạnh có thể chứa khí hóa lỏng, hỗn hợp khí không màu.
32. Dụng cụ sửa chữa có thể chứa hợp chất hữu cơ chất dung môi dễ cháy, keo dán có nguồn gốc từ sơn, nhựa thông.
33. Mẫu thí nghiệm có thể có thành phần là hàng nguy hiểm như chất lây nhiễm, chất lỏng, rắn dễ cháy, chất oxi hóa, hợp chất hữu cơ, chất độc và chất ăn mòn.
34. Mẫu tinh dịch có thể được đóng gói với Carbon dioxide (CO2), đá khô, khí hóa lỏng.
35. Trang thiết bị tạo hiệu ứng đặc biệt, triển lãm ảnh có thể chứa các chất dễ cháy, chất nổ, hoặc hàng hóa nguy hiểm khác.
36. Hóa chất dùng cho bể bơi có thể chứa chất oxi hóa hoặc hợp chất hữu cơ.
37. Hộp dụng cụ có thể chứa chất nổ (máy bắn đinh), khí nén, bình xịt, khí dễ cháy, dung môi dễ cháy hoặc sơn, chất ăn mòn.
38. Đuốc: đuốc nhỏ và bộ phận đánh lửa có thể chứa khí dễ cháy và bộ đánh lửa bằng điện. Đuốc to có thể gồm những bình chứa khí dễ cháy.
 

Ghi chú: Trên đây là những loại hàng hóa nguy hiểm tiềm ẩn thường gặp hàng ngày nhưng không phải tất cả. Mọi trường hợp chấp nhận hàng hóa cần kiểm tra nội dung để đối chiếu phát hiện hàng hóa nguy hiểm.

Ban quản trị eTrade.vn